Đất Nhơn Trạch tăng giá cùng tin tức sân bay Long Thành và cầu Cát Lái chuẩn bị xây. Thủ tướng yêu cầu bàn giao mặt bằng trong tháng 10/2020. Cầu Cát Lái được xây dựng để nối Quận 2 và Nhơn Trạch lâu sẽ tiến hành sau khi thông qua các phương án xây dựng.
Đất Nhơn Trạch tăng giá cùng tin tức cầu Cát Lái
Nhà và đất dự án, đất nông nghiệp, trồng lúa, cây lâu năm tại nhiều xã thuộc huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang tăng giá từng ngày sau khi có chủ trương xây cầu Cát Lái.
Việc Thủ tướng đồng ý xây cầu Cát Lái nối TP HCM với Đồng Nai như luồng gió mới thổi bùng cơn sóng ngầm đầu tư bất động sản Nhơn Trạch, kích thích thị trường này trở nên sôi động trở lại trong gần một tuần qua. Theo các chuyên gia, thông tin này đã được lan truyền trong giới buôn địa ốc trước đó nhiều tháng liền.
Khảo sát, 11 xã thuộc huyện Nhơn Trạch gồm: Đại Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú Hội, Phú Hữu, Phú Thạnh, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền, Vĩnh Thanh đều diễn ra tình trạng tăng giá trong vòng một năm qua. “Thành phố mới” Nhơn Trạch vốn chỉ bỏ hoang để nuôi bò nay bắt đầu rục rịch sôi động trở lại.
Chiều 9/8, một số tuyến đường chính đi qua huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) trở nên nhộn nhịp hơn với các nhà đầu tư bất động sản. Tại ngã ba Nhơn Trạch vào xã Hiệp Phước trên đại lộ Tôn Đức Thắng, dự án Richland City đang mở bán. Hàng chục nhân viên đứng ra đường chào mời mức giá 4 triệu đồng một m2. Trên cung đường này, có hàng trăm tờ rơi dán đầy các cột điện mở bán nhiều lô đất, hình ảnh hiếm thấy mấy tháng trước.
Tại khu đô thị thành phố mới Nhơn Trạch thuộc các xã Long Thọ, Phước An, Phú Hội… xuất hiện nhiều ôtô mang biển số TP HCM, Bình Dương… rảo quanh các khu dự án tìm mua đất. Khu đô thị cao cấp Phước An, đường sá được chủ đầu tư đổ nhựa mới, nhiều công nhân dùng máy hút bụi dọn dẹp đường vào dự án. “Vài tuần nay, nhiều người dò la mua đất nên thị trường ở đây bắt đầu sôi động trở lại, giá tăng so với 2 tháng trước trung bình 20%”, một cò đất khu vực này tiết lộ.
Trong khi đó, tại xã Đại Phước, vị trí đắc địa nhất nhì huyện Nhơn Trạch vì giáp sông Đồng Nai, giá đất tăng cao 30-50% so với 6-12 tháng qua và tăng trung bình 20% so với 2 tháng trước. Từ chợ Đại Phước đi vào khu tái định cư Đại Lộc, nhiều quán cà phê kiêm luôn đại lý ký gửi nhà đất của người dân trở nên rộn rã bàn tán chuyện giá đất.
Tại Sàn giao dịch bất động sản Đại Phước, nhiều người dân tấp nập vào hỏi việc mua đất để dành thì được báo giá từ 6 đến 12 triệu một m2. “Đất tăng chỉ vài ngày nay nhưng bên em cũng không có đất để giới thiệu. Xã Phú Đông, Vĩnh Thanh thì rẻ hơn còn Phú Hữu thì có nơi lên đến 16 triệu đồng một m2”, nữ nhân viên sàn giao dịch nói và tiết lộ, ở các xã này các dự án đô thị hiện hữu rất ít, chủ yếu là đất người dân hoặc các nhà đầu tư có cách đây 10 năm trước bắt đầu rao bán. “Ngoài đất thổ cư, đất nền tăng giá mạnh thì đất vườn cũng tăng theo từ 100.000 đồng lên đến 500.000 đồng một m2. Nhiều người dân dùng cách mua đất vườn rồi dần dần lên thổ cư, thay vì mua luôn đất nền với giá cao”, một đại gia săn đất Nhơn Trạch lý giải.
Tại xã Vĩnh Thanh, lô đất trồng cây lâu năm 120m2 có giá 170 triệu đồng được nhiều người săn lùng hỏi mua nhiều nhất. “Mua xây nhà hay đầu tư đều thuận lợi, đảm bảo vài tháng sau lời mấy chục triệu vì đất ở khu vực này đang lên giá vùn vụt”, người đàn ông môi giới đất giới thiệu.
Mặc dù đất lẻ trong dân được rao bán với giá tăng cao, nhưng đất dự án lại có tỷ lệ tăng giá khiêm tốn hơn. Cụ thể, nhà đất dự án Thăng Long Home, Đông Sài Gòn, Sun Flower City… chỉ tăng nhẹ 5-10%, mức tăng cao nhất là 15-20% trong vòng một năm qua. Những dự án xây sẵn nhà, vừa túi tiền với người dân địa phương khá hút khách nhưng mức tăng cũng không quá 15% trong vòng 8 tháng qua.
Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Thăng Long (đơn vị đang đầu tư nhiều dự án tại Nhơn Trạch), Lê Vũ Tuấn Anh cho biết, so với cùng kỳ năm 2015, tức trong vòng 12 tháng qua, bất động sản Nhơn Trạch đang tăng giá trên diện rộng. Từ đất dự án, nhà liền thổ, đất nông nghiệp đến đất vườn, đất lúa đều đã vọt lên với tỷ lệ khá cao tại nhiều xã, mức tăng phổ biến là 25-50% tùy phân khúc và vị trí.
Theo ông Tuấn Anh, nguyên nhân đất Nhơn Trạch tăng giá trong vòng 12 tháng qua chủ yếu phụ thuộc vào hạ tầng và việc Thủ tướng công bố quyết định điều chỉnh quy hoạch chung của Nhơn Trạch. Mới đây nhất, đầu tháng 8/2016, thông tin Thủ tướng đồng ý xây cầu Cát Lái nối TP HCM với Đồng Nai được công bố rộng rãi sau một thời gian dài lan truyền trong giới buôn địa ốc càng tạo thêm cú hích tâm lý cho giới đầu tư.
Tuy nhiên, chuyên gia này xác nhận, đa phần chỉ là tăng giá trên thị trường sơ cấp (chủ đầu tư mở bán), cộng dồn mỗi đợt tăng 5-10%. Không ít trường hợp người dân địa phương chào bán mới có “thổi giá” theo thông tin hạ tầng. Song, hiện tượng tăng giá trên thị trường thứ cấp (mua đi bán lại) vẫn chưa xuất hiện nhiều, do nguồn cung trên thị trường từ những chủ đầu tư “nằm vùng” vẫn khá dồi dào.
Lãnh đạo Công ty cổ phần địa ốc Thăng Long dự báo, trong vòng 6-12 tháng tới, thị trường bất động sản Nhơn Trạch sẽ sôi động hơn do nhiều thông tin tích cực từ hạ tầng nội khu và hạ tầng liên vùng. Tuy nhiên, do các công trình cầu, đường không thể nào xây xong trong một sớm một chiều và phụ thuộc rất lớn vào ngân sách và chính sách nên thị trường này không phải là miền đất hứa cho nhà đầu tư lướt sóng.
Đối tượng đầu tư tại Nhơn Trạch hiện nay gồm: dân địa phương mua làm của để dành hoặc dùng để ở và nhà đầu tư từ địa phương khác tới. “Chỉ có những dòng vốn trung và dài hạn, nguồn tiền nhàn rỗi ít nhất trong vòng 2-5 năm mới có thể theo đuổi các suất đầu tư này”, ông Tuấn Anh khuyến cáo.
Các chuyên gia bất động sản nhận định, chủ trương xây cầu sẽ phải trải qua một quá trình chuẩn bị, từ lúc có vốn đến khi thực hiện mất một thời gian khá dài. Vì vậy, người dân cần thận trọng khi đầu tư vốn ngắn hạn, thậm chí trung hạn vào đây. “Nhơn Trạch từng là cái bẫy đối với dân đầu cơ đất vì khi thị trường đóng băng, nhiều dự án, khu đô thị vắng bóng người suốt 10 năm qua. Cần cảnh giác với những cơn sốt ảo, thổi phồng giá đất thiếu cơ sở trong ngắn hạn”, một chuyên gia cho hay.
Đất Nhơn Trạch tăng theo tin “Thủ tướng yêu cầu giao đất xây sân bay Long Thành trong tháng 10”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu địa phương phải bàn giao mặt bằng 1.800 ha giai đoạn một sân bay quốc tế Long Thành vào tháng 10.
Sáng 21/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại Đồng Nai về việc giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành.
Đoàn công tác của Thủ tướng đã thị sát khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn (huyện Long Thành). Thủ tướng đi bộ kiểm tra một số hạng mục, động viên công nhân, kỹ sư đang làm việc. Nghe báo cáo từ nhà thầu, Thủ tướng yêu cầu việc thi công cần đảm bảo chất lượng và tiến độ, không để tình trạng “làm trước hỏng sau”. “Ai không làm thì đứng ra một bên để người khác làm”, Thủ tướng nói.
Nhìn sang lãnh đạo tỉnh đi cùng, người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở tỉnh cần phải dồn sức cho huyện Long Thành, tập trung nguồn lực kịp tiến độ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. “Lãnh đạo tỉnh, người đứng đầu các ngành cần thường xuyên kiểm tra, lắng nghe những vướng mắc để kịp thời tháo gỡ”, ông Phúc nói.
Báo cáo Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng cho biết trong 1.800 ha sẽ giải phóng mặt bằng của giai đoạn một, hiện tỉnh đã thu hồi 1.180 ha của Tổng công ty cao su Đồng Nai.
Trong khoảng 630 ha đất của 1.000 hộ dân, tỉnh đã duyệt phương án bồi thường cho gần 270 hộ (90 ha) với hơn 420 tỷ đồng. Với số hộ còn lại, tỉnh đang lập phương án bồi thường, dự kiến cuối tháng 9 hoàn thành đền bù. Trong tháng 10, tỉnh bàn giao mặt bằng giai đoạn một cho chủ đầu tư.
Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cũng kiến nghị được làm chủ đầu tư xây dựng hai tuyến đường kết nối sân bay Long Thành với quốc lộ 51 (dài 3,8 km) và cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây (3,5 km). Tổng chi phí dự kiến hai tuyến đường là hơn 4.800 tỷ đồng.
Về phía chủ đầu tư sân bay Long Thành, ông Vũ Thế Phiệt, Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khẳng định sẽ không lùi tiến độ của dự án. Giai đoạn một, sân bay sẽ hoạt động vào năm 2025. “Dịch Covid-19 không ảnh hưởng đến dòng tiền chung của ACV cho dự án. Khi nhận được mặt bằng, ACV tiến hành khởi công hạng mục sân bay”, ông Phiệt nói.
Đánh giá sân bay Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương tập trung cùng Đồng Nai thực hiện tốt công việc. Trước hết trong tháng 10 phải có đất sạch để ACV khởi công một số hạng mục. Muốn thực hiện được tỉnh cần làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Thủ tướng yêu cầu ACV và Bộ Giao thông Vận tải cần phải sớm hoàn thiện báo cáo khả thi của dự án. Trong đó Hội đồng thẩm định quốc gia sẽ chủ trì phối hợp thúc đẩy các bên liên quan sớm thông qua dự án, báo cáo Thủ tướng.
Kết luận buổi làm việc, ngoài nội dung sớm bàn giao đất sạch cho sân bay, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Đồng Nai cần giải ngân hơn 95% vốn đầu tư công của 266 dự án, không thay đổi chỉ tiêu kinh tế – xã hội năm nay.
Dự án sân bay quốc tế Long Thành được xây theo tiêu chuẩn cảng hàng không đạt cấp 4F, có công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm sau khi hoàn tất ba giai đoạn vào năm 2050. Tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD).
Tháng 11/2019, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn một với tổng mức vốn gần 111.690 tỷ đồng (khoảng 4,77 tỷ USD).