Trong thời gian vừa qua nhờ hàng loạt tín hiệu tích cực từ việc xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế và vị trí chiến lược… đang giúp cho thị trường bất động sản Nhơn Trạch chuyển mình mạnh mẽ.
Vùng đất Nhơn Trạch chỉ cách Quận 2 và Quận 9 bởi một con sông Đồng Nai, giao thông thuận tiện kể cả đường bộ lẫn đường thủy. Ngoài ra, đây còn là khu vực được chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.
Lợi thế giao thông thủy-bộ |
Không lâu nữa, đây sẽ là một thành phố vệ tinh đáng sống chỉ cách trung tâm TP.HCM khoảng 20-30 phút di chuyển.
Là một trong những cụm
Tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản (BĐS) Nhơn Trạch được nhiều chuyên gia nhận định đang có sự chuyển biến mạnh mẽ.
Hiện nay khả năng kết nối Nhơn Trạch với TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh miền Tây đã được cải thiện đáng kể khi ngoài cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và Quốc lộ 51, nhiều tuyến giao thông quan trọng như đường Nguyễn Ái Quốc (25C), Đường 319, Tôn Đức Thắng mở rộng, Vành đai 3, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành cũng đang dần hoàn thiện. Ngoài ra, một loạt công trình trọng điểm khác như cầu nối quận 2 và quận 9, tuyến monorail TP.HCM – Nhơn Trạch – Long Thành… cũng đã được nhà nước đưa vào danh sách ưu tiên đầu tư trong vài năm tới.
Theo các chuyên gia BĐS, Nhơn Trạch hiện đang bước vào giai đoạn phát triển mà khu Đông TP.HCM từng trải qua. Do vậy, khi các công trình giao thông nói trên đưa vào khai thác kết hợp cùng với sân bay quốc tế Long Thành mà Nhơn Trạch là cửa ngõ, là trung tâm giao thương sẽ là cú hích quan trọng giúp BĐS tại đây gia tăng giá trị mạnh mẽ.
Hiện nay khả năng kết nối Nhơn Trạch với TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh miền Tây đã được cải thiện đáng kể khi ngoài cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và Quốc lộ 51, nhiều tuyến giao thông quan trọng như đường Nguyễn Ái Quốc (25C), Đường 319, Tôn Đức Thắng mở rộng, Vành đai 3, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành cũng đang dần hoàn thiện. Ngoài ra, một loạt công trình trọng điểm khác như cầu nối quận 2 và quận 9, tuyến monorail TP.HCM – Nhơn Trạch – Long Thành… cũng đã được nhà nước đưa vào danh sách ưu tiên đầu tư trong vài năm tới.
Theo các chuyên gia BĐS, Nhơn Trạch hiện đang bước vào giai đoạn phát triển mà khu Đông TP.HCM từng trải qua. Do vậy, khi các công trình giao thông nói trên đưa vào khai thác kết hợp cùng với sân bay quốc tế Long Thành mà Nhơn Trạch là cửa ngõ, là trung tâm giao thương sẽ là cú hích quan trọng giúp BĐS tại đây gia tăng giá trị mạnh mẽ.
Khi có cầu Cát Lái, các dự án giao thông ở đây sẽ được kết nối thuận tiện hơn cho các xã ở khu vực Tây – Bắc huyện Nhơn Trạch.
Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã đề xuất xây cầu Cát Lái thay vì UBND TP.HCM để sớm được triển khai dự án này. Dự án cầu Cát Lái có tổng chiều dài 3.782m.
mô phỏng cầu Cát Lái thay thế phà Cát Lái rút ngắn thời gian di chuyển từ Quận 2 đi Nhơn Trạch , Vũng Tàu |
Cầu được thiết kế dây văng 2 trục tháp, dầm bê tông dự ứng lực, khổ thông thuyền 250m; bề rộng mặt cầu 37m, thiết kế 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Tổng mức đầu tư dự kiến gần 7.200 tỷ đồng. Theo thiết kế, cầu Cát Lái sẽ được xây dựng vượt sông Đồng Nai, nối quận 2, TP.HCM với xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch.
Theo lãnh đạo huyện Nhơn Trạch, ngoài việc kết nối hạ tầng với các dự án cho các cụm cảng, thì cầu Cát Lái còn được kỳ vọng để phát triển các khu dân cư ở khu vực này tốt hơn. Thực tế hiện nay người dân từ TP.Hồ Chí Minh sang mua đất sinh sống tại các xã: Đại Phước, Phú Đông, Vĩnh Thanh khá nhiều, cây cầu này sẽ xóa đi ngăn cách giữa TP.HCM và Nhơn Trạch, tạo điều kiện tốt cho các xã Phú Hữu, Đại Phước, Phú Đông, Phú Hội… của huyện phát triển.
Tại cuộc họp triển khai công tác kết nối giao thông các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gần đây, lãnh đạo ngành giao thông TPHCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An đều cho rằng cần phải thông suốt tuyến đường vành đai 3, tạo sự kết nối cho vùng kinh tế trọng điểm.
Tuyến vành đai 3 chính thức khởi công giai đoạn 1 đoạn Nhơn Trạch – Tân Vạn – TPHCM trong quý 2-2018, với tổng số vốn đầu tư 23,600 tỷ đồng.
hệ thống tuyến đường Vành đai 3 |
Tuyến đường Vành Đai 3 được xây dựng sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông đáng kể cho các tuyến đường chính, quốc lộ trong vùng, đặc biệt rất thuận tiện cho kết nối giao thương.
Được biết, giai đoạn 1 sẽ xây dựng từ ngã tư quận Thủ Đức (TPHCM) đến TL 25B tại thị trấn Hiệp Phước, trung tâm huyện Nhơn Trạch với chiều dài khoảng 17km. Dự kiến trong quý 2 năm nay khởi công trước đoạn 1A từ đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây đến đường 25B. Đây là đoạn sử dụng vốn vay ODA của Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF), đoạn 1B được đầu tư theo hình thức BOT sẽ đầu tư sau. Đoạn 1A dài gần 9km, trong đó 2km nằm trên địa phận TP.HCM, còn lại nằm trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.
Tuyến đường được thiết kế xây dựng mặt đường rộng hơn 20m cho 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Tổng mức đầu tư trên 5.300 tỷ đồng, gồm 190 triệu USD (tương đương 4.180 tỷ đồng) vay từ EDCF và gần 1.150 tỷ đồng vốn đối ứng của Việt Nam, trong đó tiền của tỉnh chi trả cho giải phóng mặt bằng trên 470 tỷ đồng.
Đoạn Vành Đai 3 từ TL 25B (Nhơn Trạch) – TPHCM được đầu tư xong sẽ hình thành mạch nối thông suốt TPHCM – Đồng Nai – Bình Dương.
Không chỉ thuận lợi cho di chuyển, quãng đường được rút ngắn sẽ tạo đòn bẩy giúp Nhơn Trạch phát triển mạnh mẽ.
Hệ thống giao thông kết nối qua địa phận Nhơn Trạch còn có đường Cao tốc Bến Lức – Long Thành thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam. Tuyến đường dài 58 km, nối huyện Bến Lức, tỉnh Long An với huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Cầu dây văng tĩnh không Bến Lức – Long Thành |
Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành được phát lệnh khởi công xây dựng tháng 7 năm 2014, dự kiến hoàn thành năm 2019. Khi hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian đi từ các tỉnh Miền Tây Nam bộ đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ngoài ra còn phải kể đến những dự án đang thu hút đầu tư như đường liên cảng để phát triển cụm cảng biển nhóm 5 trên địa phận Nhơn Trạch. Theo quy hoạch, tuyến đường liên cảng có chiều dài gần 15km, đi qua các xã: Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh và Vĩnh Thanh. Đường sẽ kết nối 15 cảng đã và đang được đầu tư theo quy hoạch cảng biển nhóm 5 Đông Nam bộ. Ngoài ra, còn có dự án Cảng tổng hợp Phú Hữu II (đối diện Cảng Cát Lái) có chiều dài bến quy hoạch 2km, quy mô cho tàu 20 ngàn DWT và nhiều dự án khác đang chờ triển khai.
Hệ thống giao thông sẽ là “đòn bẩy” giúp Nhơn Trạch phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của một “thành phố vệ tinh” chỉ cách TPHCM một con sông. Theo nhiều ý kiến, nếu được đầu tư đúng mức và hợp lý, Nhơn Trạch sẽ phát triển giống như khu Nam Sài Gòn hiện nay.
Ngoài ra, hiện nay, Nhơn Trạch cũng sắp đón một dự án giao thông liên kết vùng “khủng” khác. Đó là dự án xây dựng tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tuyến đường đi song song bên phải tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây và có lộ trình đi qua Nhơn Trạch. Trong tương lai, tuyến đường sắt này sẽ trở thành một trong những điểm kết nối trọng điểm và xuyên suốt của toàn tuyến đường sắt Bắc – Nam, sẽ tiếp tục được đầu tư kéo dài từ TPHCM đến TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) và TP. Cần Thơ…
Bên cạnh hạ tầng giao thông, Nhơn Trạch còn là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế bậc nhất tỉnh Đồng Nai với mức tăng trưởng bình quân khoảng 15%/năm. Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp – xây dựng chiếm 53%, thương mại – dịch vụ chiếm 41% và nông nghiệp 6%.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn Nhơn Trạch có 8 khu công nghiệp với tỉ lệ lấp đầy đạt trên 80%, thu hút hơn 83.000 doanh nhân, chuyên gia, người lao động đến sinh sống, làm việc. Đây là điều kiện rất tốt để thị trường BĐS tại đây phát triển các phân khúc như nhà phố, biệt thự và cả căn hộ khi lượng người nhập cư ngày càng đông đúc.